Khu vực chân tường là vị trí rất dễ bị thấm ẩm ở trong nhiều công trình. Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này thường là do nước xâm nhập thông qua các mao mạch từ dưới mặt đất lên. Nếu để lâu không xử lý, chúng sẽ gây ra hiện tượng ẩm ướt, bong tróc chân tường.
MỘT SỐ DẤU HIỆU THẤM DỘT CHÂN TƯỜNG DỄ NHẬN THẤY
+ Chân tường bong từng mảng sơn, vữa
+ Các vết nước loang lổ, hoen ố
+ Rêu mốc mọc thành mảng trên chân tường
Đây là những dấu hiệu điển hình có thể bắp gặp khi công trình của bạn rơi vào các hoàn cảnh sau:
+ Công trình thi công đã lâu, không có giẳng bê tông chống thấm dột. Hoặc giằng do thi công lâu năm nên bị mục, xuống cấp để nước xâm nhập.
+ Cải tạo nhà tôn nền vượt quá giằng bê tông chống thấm chân tường.
+ Khe giữa 2 nhà ẩm ướt, bí bách trong thời gian dài không được xử lý.
+ Nền đất bên ngoài cao hơn nền đất phía trong công trình.
Đứng trước những tình huống này, chúng ta nên làm gì để ngăn chặn sự cố?
PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM CHÂN TƯỜNG BẰNG CÁCH BƠM GEL CHỐNG THẤM ÚC
Được biết đến như một trong những dòng sản phẩm chống thấm dột đáng tin cậy nhất của xứ sở Kangaroo. Gel chống thấm Úc được xem là một lựa chọn lý tưởng để ngăn chặn chân tường bị ngấm nước.
Quy trình xử lý chống thấm chân tường với Gel Úc:
B1: Xử lý tường
Nếu tường mới, chúng ta chỉ cần vệ sinh bề mặt. Nếu tường cũ, đã quá ẩm và mục nát, thì cần đục bỏ, bóc tách hết ra. Sau đó mài sạch tường khỏi bụi bẩn, vụn vữa cũ còn sót lại rồi mới chuẩn bị xử lý chống thấm.
B2: Khoan tường
Sử dụng máy khoan bê tông có gắn mũi khoan để khoan tường. Tùy thuộc từng đơn hoặc tường đôi mà lựa chọn mũi khoan thích hợp.
+ Tường đơn (tường 10 phân): dùng mũi khoan sâu 9cm. Khoảng cách giữa các lỗ khoảng hơn 10cm. Khoan tại mạch vữa cách nền khoảng ~ 20cm.
+ Tường đôi (tường 20 phân): dùng mũi khoan sâu 19cm. Cũng lựa chọn ví trí khoan ở mạch vữa, cách nên ~ 20cm. Khoảng cách các lỗ khoan dao động 10 đến 12cm.
Sau khi khoan xong, thổi sạch bụi trong các lỗ.
=>Xem thêm: Chống thấm tường bằng vữa gốc xi măng và màng thủy tinh
B3: Bơm gel chống thấm chân tường
Sử dụng súng bơm chuyên dụng, gắn tuyp gel để bơm từ từ vào các lỗ khoan. Bơm 1 cách từ từ rồi rút dần dần ra để lấp đầy gel trong lỗ khoan. Sau khi bơm gel, đợi khoảng 3 – 4 tiếng để gel thẩm thấu và tan vào mạch vữa.
B4: Trát lại tường bằng Water seal
Sử dụng dung dịch Water seal DPC trộn với xi măng, cát, nước thành vữa sền sệt. Sau đó dùng bay để trát lại tường, lấp hết các lỗ khoan.
B5: Đợi tường khô, hòa thiện
Tùy đặc điểm từng công trình, thời gian đợi khô có thể dao động ít nhiều. Lý tưởng nhất, chúng ta chỉ nên sơn lại tường sau 30 ngày kể từ khi tiến hành chống thấm chân tường.
TẠM KẾT
Với đặc trưng của dòng hóa chất chuyên dụng này, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào hiệu quả chống thấm tường vĩnh viễn mà gel chống thấm mang đến. Chúng có thể tạo phản ứng silic trong các mao rỗng của vữa. Nhờ đấy, vữa bị bít kín 1 cách triệt để.
Bên cạnh đó, ưu điểm của phương pháp này khá rõ ràng ở quá trình thi công đơn giản, nhanh chóng mà sạch sẽ. Nếu ngôi nhà của bạn đang đối mặt với vấn đề thấm ẩm chân tường, đây hoàn toàn là giải pháp gợi ý tuyệt vời.
Mọi yêu cầu thắc mắc cần giải đáp, quý khách có thể liên hệ trực tiếp:
Chống thấm dột Hà Nội uy tín
Hotline 24/24: 0974 207 789
Trân trọng!