Những căn nhà tập thể xây dựng từ những năm 1980 đến 1989 đều theo cấu trúc trần lắp ghép từ những tấm panen đổ sẵn. Chính bởi cấu trúc đó nên nó dễ bị phân lớp thành rãnh trên trần nhà gây ngấm nước. Cần chống thấm dột ngay những vết nứt trần dài này.
Thường hiện nay, hầu hết các nhà tập thể này nhìn lên trần đều có các đường chạy dài theo tấm đổ bê tông ngày trước. Phân mảng rõ ràng và khó bắt vữa.
Bởi những tấm đan này trước kia đổ chủ yếu là cát- vôi và xỉ. Lượng xi măng rất ít. Những tầng trên cùng dễ bị dột toàn bộ trần. Còn những nhà tầng dưới thường dột tại khu nhà vệ sinh của tầng trên.
Cách chống thấm dột hiệu quả cho trần ghép tấm.
Đã nói đến cách thi công trần nhà ghép tấm. Trong chúng ta ai cũng sẽ hiểu ngay tình trạng về lâu của nó. Là hiện tượng phân lớp giữa các tấm đan. Nhưng thời gian thi công lại nhanh chóng- giá rẻ. Nên những năm mới xây dựng đất nước cần chọn phương án này.
Giờ đây, hiện tượng trần nhà tại khu tập thể cứ chạy từng đường nứt giữa các tấm đan. Gây ra hiện tượng nước bị ngấm vào từ nhà vệ sinh tầng trên hoặc nước mưa tầng thượng.
Cách chống thấm dột tốt nhất cho những kiểu tập thể này là chèn thanh chương nở rồi thi công chống thấm bề mặt.
Thanh trương nở có khả năng cố bịt kín các đường nứt rạn giữa các tấm ghép. Thi công bề mặt giúp che lại toàn bộ trần và tạo lớp ngăn nước bên ngoài. Chúng ta cùng tìm kiểu chi tiết.
Tham khảo thêm: Cách chèn khe nứt trần bê tông mới bằng sơn PU.
Chi tiết cách chống thấm dột bằng thanh chương nở và trát bề mặt.
Đầu tiên chúng ta cần cạo bỏ hết lớp vữa trát bên ngoài. Loại bỏ cả phần kết cầu trong tấm ghép bị yếu liên kết.
Tiếp đến nên sử dụng lớp lót chống thấm Supper primer hoặc loại tương tự. Nhằm gia tăng khả năng liên kết giữa lớp bê tông cũ với lớp trát mới. Nếu bề mặt quá gồ ghề. Bạn nên dùng vữa đông nhanh pha với dung dịch water seal trát lớp mỏng tạo phẳng bề mặt.
Nhét thanh chương nở chạy khắp các khe tiếp giáp của hai tấm ghép. Nó sẽ có tác dụng ngăn cản nước tốt nhất cho khe này.
Sau đó sử dụng tiếp vữa trát pha với dung dịch water seal. Trát làm hai lớp vuông góc nhau. Giữa hai lớp chống thấm này, chúng ta sẽ đề thêm lưới thủy tinh vào giữa. Mỗi lới trát khoảng 1,2 – 1,5cm. Nên cán theo từng góc trần nhưng phải phủ quá khe tiếp giáp hai tấm đan.
Tác dụng cụ thể của phương pháp chống thấm này.
Thanh chương nở khi gặp nước sẽ tăng kích thước. Làm bịt chặt khe tiếp giáp, nước sẽ không có cơ hội để thẩm thấu xuống bên dưới.
Lớp lót tăng khả năng bám dính giữa tấm đan cũ và vữa trát mới. Bởi thành phần của tấm đan ngày trước không đủ đảm bảo để tạo liên kết tốt.
Vữa pha dung dịch water seal chính là lớp chống thấm dột chủ đạo và hiệu quả nhất. Cho toàn bộ trần nhà bạn. Được hộ trợ gia cố và định vị vị trí tốt của lưới thủy tinh. Nó như dạng đan sắt bên trong lòng bê tông trần vậy. Giảm khả năng lệch vị trí do khí hậu.
Phải đánh giá đây là phương pháp hiệu quả và thường dùng nhất cho các loại trần ghép ngày trước.