Tôn là một vật liệu lợp mái đang rất phổ biến hiện nay. Nó thường được áp dụng cho các nhà xưởng, công trình chưa cố định. Ưu điểm của nó rất nhiều nhưng nhược điểm lớn của nó là hay làm thấm dột nước. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chống thấm trần nhà bằng tôn.
Nguyên nhân dẫn đến thấm dột mái tôn.
Thường có 4 nguyên nhân chính làm cho mái tôn bị thấm dốt khi gặp trời mưa.
- Do lỗ bắn vít: Lỗi này thường do thời gian, vít có thể bị lỏng hoặc roăng bị mủn nát.
- Do gió: Gió thổi làm mái tôn rung. Điều này tạo ra các khe hở vuông thân tôn hoặc dọc thân tấm tôn. Nó cũng là một phần nguyên nhân gây lỏng vít tôn.
- Do nắng mưa hoặc đồ rơi xuống làm tôn bị thủng rách: Đây là sự ăn mòn của thời gian chống chịu với tác động ngoại cảnh. Và nó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thấm dột.
- Thấm dột giữa 2 nhà: Do thời gian làm lớp xi măng hoặc tôn ở đó không còn nguyên vẹn
Cách chống thấm trần nhà bằng tôn hiệu quả.
Tùy từng trường hợp mái tôn bị như thế nào để có cách chống thấm riêng. Hoặc phải dùng kết hợp các cách chống thấm dưới đây.
Thấm dột giữa 2 nhà là trường hợp phức tạp và bạn nên tham khảo cách xử lý chống thấm giữa khe mái tôn và tường.
Với đinh vít và roăng: Cái này khá đơn giản. Bạn có thể rút vít ra và thay vít mới to hơn vào chính lỗ đinh cũ. Nếu chỉ vỡ roăng, ta có thể dùng keo silicon bơm vòng quanh đinh là đã xong.
Với trường hợp thấm dột do vênh bề mặt tôn:
Nếu vênh nhẹ, ta có thể dùng keo silicon hoặc vữa bơm vào khe hở. Đảm bảo sẽ không bị nước tràn vào.
Nếu bị nặng, nghĩa là khe hở giữa 2 lớp tôn rộng. Ta nên cắt 1 lớp tôn trùng theo sóng tôn đó khoảng 50cm, lót vào giữa 2 lớp tôn. Dùng keo gắn 3 lớp tôn lại với nhau.
Xem thêm : Làm mái tôn Hà Nội
Trường hợp thủng mọt tôn: Có thể thay thế hẳn tấm tôn đó hoặc dùng miếng dán chuyên dụng để dán. Khi bị thủng lớn, tốt nhất nên thay miếng tôn khác hoặc cắt miếng tôn lớn hơn nhiều để vá vào.
Những cách làm này bạn có thể tự làm hoặc thuê thợ để chống thấm trần nhà hiệu quả nhất.