Trần nhà, nhất là trong khu vệ sinh và bếp ăn nếu không có hút mùi. Thường dễ bị hơi nước nóng bốc lên làm bong tróc. Dẫn đến tình trạng rạn nứt theo đường dài. Cần chống thấm trần nhà lúc này để bảo vệ ngôi nhà bạn khỏi tác động mạnh của nước.
Nếu tại khu vực bếp, hầu hết bạn phải làm ngay. Nếu không nó sẽ rơi vữa bong chóc vào đồ ăn. Còn tại khu nhà vệ sinh lại thường xuyên bị ảnh hưởng bởi nước và hơi nước.
Mọi điểm đều cần phải chú ý đến việc chống sự tác động của nước tối đa nhất.
Cách chống thấm trần nhà bằng bơm keo PU.
Có lẽ đây là cách chống thấm hiệu quả nhất cho mọi trần cũ tại nhà vệ sinh. Bởi nó sẽ giúp bạn chống ngấm nước từ tâm của trần nhà ra đến mặt ngoài.
Đầu tiên bạn vẫn cần phải chuẩn bị kỹ và tốt phần mặt bằng thì công.
1/ Tạo mặt bằng để bơm keo chống thấm trần nhà.
Trước khi đi vào làm chống thấm trần nhà. Chúng ta cần làm sạch và phẳng bề mặt.
Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp để loại bỏ phần sơn tường cũ bong tróc đi. Cạo những phần vữa cũ yếu, liên kết kém với trần. Sau đó trám vá lại trần bằng vữa hoặc xi măng tinh. Tùy thuộc vào độ lõm nông sâu của vữa bị cạo đi.
Sau khi sạch và khô bề mặt. Chúng ta tiến hành tạo lớp phủ bề mặt.
Chúng tôi thường chọn các nguyên liệu phủ bề mặt gốc hai thành phần gồm xi măng và PVC nguyên sinh. Giúp bề mặt có độ bám tốt. Và giúp làm màng ngăn cản keo PU bơm vào trong bị ngấm ra, chảy mất.
Bạn có thể chọn như sealboss 4500…
Đọc thêm: Cách xử lý ngấm nước khi tường nhà nứt khe hiệu quả.
Phủ một lớp mỏng đều lên toàn bộ bề mặt chúng ta cần chống thấm.
2/ Khoan và bắt bát bơm keo chống thấm vào bên trong.
Sau thời gian khoảng 1- 2 tiếng đồng hồ. Lớp mặt ngoài sẽ khô. Lúc này chúng tôi bắt đầu khoan những lỗ chéo 45độ. Có độ sâu bằng 1/2 bề dày bê tông. Khoảng cách giữa các mũi với nhau khoảng 15cm – 20cm.
Làm sao để điểm cuối của mũi khoan sẽ nằm vào phần đường nứt trên trần nhà. Điều này đảm bảo khi bơm keo vào sẽ chảy đều trong rãnh nứt.
Khi việc khoan hoàn tất. Chúng tôi sẽ đặt bát bơm keo vào các lỗ chờ chống thấm.
Việc chuẩn bị đã xong. Chúng ta tiến hành bơm keo PU chống thấm trần nhà tiếp theo.
3/ Bơm keo PU và trả lại mặt bằng.
Dùng máy nén khí áp chuyên bơm keo để thi công.
Đổ keo vào trong bình chứa tại của máy nén. Đầu vòi nối với lần lượt từng bát bơm keo một.
Khi bơm, chúng ta sẽ mở nút bịt bát bơm gần nhất. Bơm từ từ đến khi nào đầu bát bơm kia có hiện tượng keo chảy ra. Lúc ấy chúng ta lại bịt đầu bát bơm vào. Mở tiếp đầu bát bơm tiếp theo. Lại theo dõi đến khi keo chảy ra.
Cứ làm vậy đến bát cuối cùng là chúng ta đã hoàn thành việc chống thấm trần nhà cũ bị nứt do hơi nước nóng rồi.
Nên nhớ. Khi khi bịt bát cuối cùng bạn vẫn bơm nhẹ thêm một chút nữa để bù phần keo PU cuối cùng bị chảy. Và rút vòi bơm ra. Bịt nút bát đó vào là đã xong. Giờ chỉ phải chờ thời gian cho keo bên trong khô hẳn để làm mặt bằng.
Khi keo đã khô. Dùng máy mài cắt hết bát bơm và mài phẳng mặt trần. Dùng những vật liệu trang trí lại bề mặt theo ý thích của gia chủ.
Vậy là bạn đã hoàn thành cách chống thấm trần nhà cũ bị nứt hiệu quả rồi.