CHỐNG THẤM DỘT HỐ THANG MÁY CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
Cùng với tốc độ đô thị hóa – hiện đại hóa là sự xuất hiện của các tòa nhà cao ốc chọc trời. Ở đây, mọi hoạt động di chuyển đều gắn liền với thang máy nội bộ. Mỗi tòa nhà bình thường sẽ sử dụng từ 3 – 10 thang máy để đưa người và hàng hóa lên xuống. Vì thế, thang máy cần đảm bảo hoạt động ổn định, không gặp hư hỏng, sự cố.
Sự an toàn cho người sử dụng thang máy đều chủ đầu tư nào cũng cần tính đến. Vậy nên, họ cần thực hiện các biện pháp để hố thang máy kiên cố, vững chắc. Trong đó có công tác chống thấm dột hố thang máy trong dài hạn.
Nước chảy đá còn mòn nên các loại vật liệu khác cũng không thể tránh khỏi sự việc bị hủy hoại. Thế nên, chỉ có việc thực hiện chống thấm dột toàn diện mới mang tới sự an toàn cho hố thang máy. Nếu không, sẽ có lúc các hoạt động vận chuyển trong tòa nhà bị đình trệ bởi sự cố. Hoặc nghiêm trọng hơn, sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng con người trong quá trình vận hành. Do đó, việc thực hiện chống thấm hố thang máy là hết sức cần thiết.
LƯU Ý KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM DỘT HỐ THANG MÁY
Để có được hiệu quả tốt toàn diện, chúng ta cần thực hiện chống thấm dột hố thang máy ngay từ khi đổ bê tông lót. Có 2 phương pháp chống thấm thuận và ngược, áp dụng cho hạng mục này. Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện bằng 2 phương pháp này với hố thang máy.
Chống thấm dột hố thang máy bằng phương pháp thuận
Chống thấm thuận, dùng vật liệu chống thấm tạo lớp màng ngăn cản sự xâm nhập cùng chiều của nước. Đây được xem là phương pháp có tính hiệu quả cao cho mọi hạng mục thi công. Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc một số thông tin như:
+ Chỉ thực hiện chống thấm dột hố thang máy bằng phương pháp thuận khi mới xây dựng. Cụ thể là khi mới đổ bê tông lót cho hố pit.
+ Việc thực hiện phương pháp chống thấm cần được áp dụng theo các bước:
B1: Tiến hành vệ sinh bề mặt bê tông lót sau khi đổ xong.
B2: Quét lớp lót chống thấm Primer cho toàn bộ khoang hố thang máy.
B3: Trải lớp màng thi công chống thấm dột, khò khô bằng đèn khí ga, dán lên bề mặt hố pit.
B4: Cán 1 lớp vữa bảo vệ lớp màng chống thấm, chờ vữa cho vữa khô.
B5: Sau khi vữa khô có thể ghép cốp pha, đổ bê tông hố thang máy như bình thường
B6: Để gia tăng hiệu quả, sau khi tháo cốp pha cần quét thêm 1 lớp Primer lên bề mặt.
Chống thấm dột hố pit thang máy bằng phương pháp nghịch
Chống thấm ngược cho hố thang máy dựa trên cơ chế tạo lớp bảo vệ ngược chiều ngấm chảy của nước. Thế nên, nguy cơ lớp màng bị đẩy tách khỏi bề mặt bảo vệ là rất cao.Thi công chống thấm dột hố pit thang máy bằng phương pháp nghịch sẽ tốn kém hơn. Hầu như, mọi người chỉ thực hiện khi việc chống thấm thuận không hiệu quả.
Đó là khi:
+ Công trình đã hoàn thiện và phát sinh sự cố thấm dột ở hố pit thang máy.
+ Kỹ thuật thi công cần thực hiện đúng quy trình dưới đây:
B1: Kiểm tra các vết nứt, trám lại trước khi tiến hành chống thấm toàn diện.
B2: Vệ sinh sạch sẽ cho bề mặt bê tông cần xử lý.
B3: Phun sương tạo ẩm cho bề mặt thi công.
B4: Phun hỗn hợp chống thấm dột phủ đều bề mặt. Lớp vật liệu này có độ dày trung bình khoảng 3mm. Đợi vật liệu khô trong khoảng 5 – 6 tiếng, phun lớp tiếp theo.
B5: Quét 1 lớp vữa bảo vệ lớp chống thấm dột hố thang máy sau cùng.
Lưu ý không để lớp chống thấm khô quá nhanh vì có thể nứt vỡ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản khi thực hiện chống thấm hố thang máy. Tuy nhiên, khi thi công cần có sự điều chỉnh phù hợp để tăng tính hiệu quả. Vì thế, sự hỗ trợ của thợ chống thấm dột hố thang máy tay nghề cao là điều vô cùng cần thiết.
Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp mọi thông tin và thợ kỹ thuật qua hotline 0974.207.789.
Công ty chống thấm dột Bách Khoa luôn sẵn sàng phục vụ quý khách.
Trân trọng!